Chú thích Nam-Bắc_triều_(Trung_Quốc)

  1. Tây Lương tồn tại đồng thời với Trần thường không được tính vào.
  2. Bắc Ngụy vào năm 398 thiên đô đến Bình Thành, năm 493 thiên đô đến Lạc Dương.
  3. Thời Đông Ngô gọi đô thành là Kiến Nghiệp, đến thời Đông Tấn thì cải xưng Kiến Khang
  4. chức quan nhỏ nguyên xử lý việc văn thư, đến thời Lưu Tống và Tề thường được phái đi giám thị ở phương trấn, quyền lực rất lớn
  5. Hậu kỳ trận Ngọc Bích, quân Tây Ngụy xuất hiện tin đồng Cao Hoan trúng tên bệnh nguy, Cao Hoan trên đường thoái quân mang bệnh, triệu tập quần thần thỉnh Hộc Luật Kim hát "Sắc Lặc ca", Cao Hoan tự thân hòa xướng, chảy nước mắt bi thương.
  6. Bắc Chu trước sau đặt tổng quản Giang Lăng, Hà Dương, Lũng Hữu, Thiểm Tây, Ngọc Bích.
  7. "phân Thiểm" ý chỉ vào sơ kỳ triều Chu, lấy đất phía đông của Thiểm giao cho Chu công cai quản, đất phía tây của Thiểm giao cho Triệu công cai quản. Nam triều học theo mà phân Kinh châu và Dương châu cho tông thất cai quản để củng cố triều đình, kháng cự thế tộc. Tuy nhiên, trên thực tế việc này không đem lại hiệu quả như mong muốn, giữa tông thất và hoàng đế lại xảy ra xung đột hay bất hòa.
  8. Oa vương tự xưng là "sứ trì tiết đô đốc Oa, Bách Tế, Nhâm Na, Tần Hàn, Mộ Hàn lục quốc chư quân sự; An Đông đại tướng quân; Oa quốc vương" hoặc "sứ trì tiết đô đốc Oa, Bách Tế, Tân La, Nhâm Na, Gia La, Tần Hàn, Mộ Hàn thất quốc chư quân sự; An Đông đại tướng quân; Oa quốc vương"
  9. Dương Quảng Hương thụ sách phong của Bắc Ngụy là "Âm Bình công, Gia Lô trấn chủ", "Tư trị thông giám- quyển 134" ghi là "Gia Lô thú chủ"
  10. quan nhất phẩm và nhị phẩm chiếm ba khoảnh núi đầm; quan tam phẩm và tứ phẩm chiếm hai khoảnh 50 mẫu; quan ngũ phẩm và lục phẩm chiếm 2 khoảnh; quan thất phẩm và bát phẩm chiếm 1 khoảnh 50 mẫu; quan cửu phẩm và bách tính (tức địa chủ) chiếm 1 khoảnh.
  11. Ngoài hai tác phẩm y học này ra, Đào Hoằng Cảnh còn chỉnh lý bổ sung "Trửu hậu phương", cùng "Hiệu nghiệm phương" có 5 quyển, ""Tập Dược quyết" có 1 quyển, "Linh kỳ bí áo" có 3 quyển, "Dưỡng tính diên mệnh lục" có 2 quyển, đều đã thất truyền. Ngoài ra, "Phụ hành quyết tạng phủ dược pháp yếu" đề là "Lương Đào Hoằng Cảnh soạn".